PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS NINH GIANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

     

            Thực hiện công văn 1259/SGDĐT-VP ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Sở GD& ĐT Hải Dương, kế hoạch công tác tháng 10 năm 2013 của phòng GD& ĐT Ninh Giang, trường THCS Thị trấn Ninh Giang xin trân trọng giới thiệu với tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh cuốn sách  "ĐỀN THỜ KHÚC THỪA DỤ"   

      Thưa toàn thể các bạn!

          Ninh Giang - xưa kia là mảnh đất Hồng Châu lịch sử.

          Từ hơn một nghìn năm trước, mảnh đất này là nơi phát tích một dòng họ lớn đã làm vẻ vang đất nước, giống nòi.

Vào thế kỷ 10, Họ Khúc ở Hồng Châu kế tiếp 3 đời, khởi đầu là vị hào trưởng Khúc Thừa Dụ đã mở ra một kỷ nguyên mới, làm bước ngoặt vĩ đại trong sử vàng của dân tộc.

Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây". Để tỏ lòng biết ơn những người con ưu tú của đất Việt đã có công đặt nền móng đầu tiên cho nền độc lập tự chủ nước nhà ở Thế kỷ thứ 10.

Thư viện trường THCS Thị trấn Ninh Giang xin giới thiệu với các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn cuốn sách "Đền thờ Khúc Thừa Dụ" - Một cuốn sách quý, không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ mà còn giới thiệu về một công trình văn hoá độc đáo - một địa chỉ về giáo dục truyền thống trên quê hương Ninh Giang anh hùng - "Đất Hồng Châu nghĩa sáng tình sâu".

Cuốn sách "Đền thờ Khúc Thừa Dụ" do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin xuất bản tháng 6 năm 2010 và tái bản tháng 3 năm 2011.

          Tác giả: Bùi Quang Triệu - Uỷ viên thường trực Ban quản lý đền thờ Khúc Thừa Dụ biên soạn.

          Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Văn Khương.  

          Biên tập: Anh Thư.

Sửa bản in: Bùi Quang Triệu.

          Vi tính: Nguyễn Thanh.

          Sách dày 132 trang, khổ 13x19 cm.

          Mở từng trang sách, chúng ta như đang ngược dòng thời gian, về với cội nguồn. Quá khứ hào hùng của dân tộc, hồn thiêng sông núi như đang hiện về trước mắt chúng ta, hoà quyện với nhịp sống sôi động hôm nay.

          Cuốn sách được biên tập công phu với 22 bài viết và 9 bài thơ, ca ngợi công lao to lớn của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ và giới thiệu về Đền thờ Khúc Thừa Dụ trên quê hương Ninh Giang anh hùng.

          Tác giả Bùi Quang Triệu nguyên là hiệu trưởng trường THCS Kiến Quốc đã có nhiều cống hiến trong việc sưu tầm, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa trên quê hương Ninh Giang anh hùng.

          Cuốn sách gồm 3 phần chính: 

          Phần thứ nhất: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ - 3 đời kế tiếp làm rạng danh non sông.

          Phần thứ 2: Đền thờ Khúc Thừa Dụ - một công trình văn hoá, một địa chỉ giáo dục.

          Phần thứ 3: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây

Với 132 trang sách cuốn sách được viết với văn phong trong sáng ngôn ngữ giản dị , kết hợp giữa các tư liệu lịch sử với những hình ảnh minh họa vô cùng hấp dẫn

Sau đây, Thư viện trường THCS Thị trấn Ninh Giang xin được giới thiệu nội dung chính  của cuốn sách. 

Phần 1

          Vào cuối thế kỷ thứ 9, đầu thế kỷ 10, nước ta đang bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Đường. Khi đó, ở Trung quốc, Nhà Đường đang rối ren, lục đục. ở đất Giao Châu (tên nước ta khi đó), viên Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị triệu hồi về nước.

          Chớp thời cơ ngàn năm có một, năm 905, Khúc Thừa Dụ là một vị hào trưởng có lòng nhân nghĩa ở đất Hồng Châu (tức Ninh Giang ngày nay) đã ráo riết chiêu mộ nghĩa binh, tích trữ lương thực, mang quân tiến vào phủ Tống Bình - Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đánh tan quân nhà Đường, tự xưng là Tiết độ sứ, thực sự cai quản đất nước, mở đầu thời kỳ tự chủ, chấm dứt bóng đen nô lệ hàng nghìn năm.

          Khúc Thừa Dụ nhanh chóng cắt đặt quan lại giữ những chức vụ chủ yếu và ra lệnh, cho phép quan quân Nhà Đường về nước. Những người Việt bị ép đi lính thì cho về đoàn tụ với gia đình.

          Từ khi lên nắm quyền, Khúc Thừa Dụ đã liên tiếp ban hành nhiều chính sách tích cực, tiến bộ, được nhân dân tin yêu, lại tránh được sự hậm hực của bọn phong kiến Trung Quốc.

          Trước sự việc đã rồi, tháng Giêng năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ chức "Tĩnh hải Tiết độ sứ" là chức quan cao nhất ở nước ta và tước "Đồng bình chương sự", được quyền ngồi ngang hàng với vua Đường để bàn mọi việc.

          Mặc dù trên danh nghĩa, tự coi mình là một chức quan lại nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ. Dành chính quyền từ tay bọn phong kiến nước ngoài, kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến phương Bắc.

          Sau hơn một năm nắm quyền cai quản đất nước, ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên nối nghiệp cha với nhiều chính sách tiến bộ và tích cực.

          Khúc Hạo có nhiều cống hiến lớn: Trong nước thái bình, biên cương yên ổn. Nhân dân no ấm, sướng vui. Nền độc lập tự chủ ngày càng vững mạnh.

          Năm 917, Khúc Hạo mất. Con trai của ông là Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp cha ông, cai quản đất nước, đã hết lòng hết sức vì non sông. Nhưng trước sức mạnh của quân Nam Hán, lại bị nội tình mưu phản, nên năm 923 ông đã bị giặc Nam Hán bắt giải về Trung Quốc và chết ở đó.

          Sau gần 20 năm tồn tại, Họ Khúc không còn nắm quyền điều khiển quốc gia nữa, nhưng xu thế mà họ Khúc vạch ra không thể nào thay thế được. Từ đây, nhân dân ta lại bắt đầu một cuộc chiến đấu mới nhằm kế tục sự nghiệp độc lập tự chủ vốn có từ thời kỳ Khúc Thừa Dụ.

          Trước công lao to lớn của 03 vị anh hùng dân tộc, chúng ta đã làm gì? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta đến với phần 2 của cuốn sách Đền thờ Khúc Thừa Dụ

          Vâng, để tưởng nhớ công ơn của người có công đầu dựng nền tự chủ cho dân tộc Việt Nam, năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định xây dựng Đền thờ anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ trên chính quê hương của ông tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang. Ngôi đền đã khánh thành năm 2008 và đón quý khách thập phương tới tham quan, chiêm bái.

          Ngôi đền toạ lạc trên diện tích 3,5 héc ta ngay bên dòng sông Luộc hiền hoà. Đền thờ có kiến trúc độc đáo, gồm các toà: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hai bên có nhà Tả vu, Hữu vu, giếng mắt rồng, hồ sen, cầu đá, tứ trụ, khu vực cây xanh, bồn hoa, cây cảnh... Tất cả được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với nguyên liệu bền vững như: đồng, đá và gỗ lim.

          Trong cung điện có 3 pho tượng bằng đồng nguyên khối. Mỗi pho cao hơn 2 mét, nặng trên 2 tấn. Đó chính là: tượng Khúc Tiên chúa (tức là Khúc Thừa Dụ); tượng Khúc Trung chúa (tức là Khúc Hạo); tượng Khúc Hậu chúa (tức là Khúc Thừa Mỹ). Ba vị chúa thế kỷ thứ 10 được nhân dân tôn kính như 3 vị vua đầu tiên của đất nước.

          Đây là những pho tượng chuẩn mực, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc.

          Đền thờ Khúc Thừa Dụ thật xứng là một công trình văn hoá tâm linh thời kỳ đổi mới.

          Mời các quý vị các bạn và các em đến với  PHẦN 3 của cuốn sách “ Uống nước nhớ nguồn”

          Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", mỗi ngày Ban quản lý đền thờ Khúc Thừa Dụ đón hàng chục đoàn khách đến tham quan di tích và dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, và chị Nguyễn Thị Ngọc Bích- nguyên bí thư tỉnh đoàn Hải Dương và nhiều người lần đầu tiên được đến thờ Khúc Thừa Dụ đã không khỏi ngỡ ngàng trước phong cảnh nơi đây.

          Kính thưa các vị đại biểu!

          Thưa các bạn và các em !

     Đọc xong cuốn sách "Đền thờ Khúc Thừa Dụ", gấp trang sách lại, nhưng những hình ảnh về người anh hùng Khúc Thừa Dụ cùng lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam lại hiện về, nhắn nhủ với thế hệ trẻ chúng ta: phải nêu cao truyền thống yêu nước, quyết giữ gìn nền độc lập nước nhà và làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam.

          Xin mời các vị đại biểu cùng toàn thể các bạn và các em học sinh tìm đọc cuốn sách "Đền thờ Khúc Thừa Dụ" tại Thư viện trường THCS Thị trấn Ninh Giang hoặc một số Thư viện trong toàn huyện và dành thời gian về thăm đền Khúc Thừa Dụ  tại thôn Cúc Bồ xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang - mảnh đất Hồng Châu “Nghĩa sáng tình sâu.”.

 

 

          


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
"Đổi mới phương pháp dạy học" của tổ chức ASCD (Association for Supervision and Curriculum Development) Hoa Kì gồm các cuốn: Nghệ thuật và khoa học dạy học – tác giả Robert J. Marzano; Nhữn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 59 phút - Ngày 2 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều cá nhân anh hùng, những con người tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong số đó, không ... Cập nhật lúc : 15 giờ 34 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Việc Giáo dục ATGT trong nhà trường góp phần kiềm chế TNGT, đồng thời chuẩn bị thêm hành trang cho học sinh với tư cách là người lao động mới, người chủ đất nước trong tương lai. Nhân dịp Th ... Cập nhật lúc : 8 giờ 55 phút - Ngày 25 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 19/05/2023). Thư viện trường THCS Thị Trấn trân trọng giới thiệu cuốn sách: “ Bông sen vàng” của tác giả Sơn Tùng do nhà ... Cập nhật lúc : 7 giờ 38 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Cuốn sách là tập hợp những hình ảnh sống động và khái quát về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta, phản ảnh ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của những người con ưu tú đất Việt đ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 53 phút - Ngày 14 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2023, để ôn lại những trang sử hào hùng, những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, Thư viện nhà trường xin g ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - ... Cập nhật lúc : 9 giờ 36 phút - Ngày 1 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Tết được xem như là thời điểm thảnh thơi nhất trong năm. Hầu hết mọi người đều lựa chọn các hoạt động giúp tinh thần thoải mái và thư giãn sau một năm lao động miệt mài. Có người dành thời g ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 9 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Đây là một tuyển tập lớn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhiều câu chuyện thể hiện tấm lòng yêu mến vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Đại tướng, người đã luôn tôn trọng và bảo vệ họ. Mỗi ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng, tôn vinh sự cống hiến miệt mài của các thầy cô giáo. Nh ... Cập nhật lúc : 7 giờ 47 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chủ đề STEM - Thiết kế máy hút đinh ngoài đường
Chủ đề STEM - Hệ thống tưới cây hoa lan
Chủ đề STEM - Do diện tích một số kiến trúc trong khuôn viên nhà trường
Chủ đề STEM - Nhà nổi chống lũ
Chủ đề STEM - Thiết kế sàn nâng hạ ô tô
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch hội thi GVDG cấp trường năm học 2019 - 2020
Chế độ cho điểm năm học 2019 - 2020
Kế hoạch tập luyện và tham gia thi điền kinh năm học 2019 -2020
Kế hoạch bồi dưỡng HSG và phụ đạo HSY năm học 2019 -2020
Kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2019 -2020
Kế hoạch HĐNGLL năm học 2019 -2020
Kế hoạch giáo dục thể chất - y tế trường học năm học 2019 -2020
Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề năm học 2019 -2020
Kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2019 -2020
Kế hoạch triển khai cuộc thi KHKT năm học 2019 -2020
Kế hoạch công tác thiết bị đồ dùng năm học 2019 -2020
Kế hoạch công tác thư viện năm học 2019 -2020
Kế hoạch công tác lao động vệ sinh năm học 2019 -2020
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năm học 2019 -2020
Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2019 - 2020
12